MỤC LỤC
- Formaldehyde là gì?
- Tiêu chuẩn Formaldehyde trong gỗ công nghiệp
- Tác hại của Formaldehyde đối với sức khỏe người sử dụng
- Formaldehyde trong gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF
- Các phương pháp xác định nồng độ phát thải formaldehyde trong gỗ công nghiệp
- Nhận biết Formaldehyde như thế nào?
- Lựa chọn sản phẩm gỗ công nghiệp như thế nào để an toàn cho sức khỏe
Gỗ công nghiệp hiện đang được ứng dụng rất nhiều trong ngành thi công nội thất hiện nay bởi vẻ đẹp hiện đại, giá cả phải chăng và tính ứng dụng cao. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các sản phẩm giá rẻ trôi nổi trên thị trường mà chưa được kiểm định chất lượng. Vậy Formaldehyde trong gỗ công nghiệp giá rẻ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng như thế nào, làm sao để phát hiện và phòng tránh? Hãy cùng Nội Thất Hải Nguyễn tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Xem thêm các sản phẩm nội thất
Báo giá Thiết Kế và Thi Công Nội thất gỗ Công nghiệp mới nhất 2024
Formaldehyde là gì?
Formaldehyde (hay fomanđehit theo phiên âm tiếng việt, gọi tắt là Formol) là chất không màu, nó có mùi ga rất nồng, chất này thường được tìm thấy trong vài loại dung dịch lỏng. Tuy nhiên trong thực tiễn thì chúng thường được dùng làm thuốc bảo quản sử dụng trong phòng thí nghiệm hoặc nhà xác, ngoài ra chất formaldehyde còn được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm hoá chất, sản phẩm gia dụng, keo, vải chống nhăn (permanent press fabrics), chất trán giấy (paper product coating), và nhiều loại ván ép (MDF, ván hdf…). Chất này cũng rất phổ biến trong công nghiệp thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng và thuốc diệt trùng.
Ở dạng tự nhiên: Hóa chất Formaldehyde tồn tại ở trong gỗ, táo, cà chua, khói đốt gỗ, dầu và khí hóa lỏng (gaz), …
Đối với nhân tạo: Formaldehyde có thể tìm thấy trong các sản phẩm đã qua chế biến như sơn và dầu bóng, gỗ ép, keo dán gỗ, vải, chất chống cháy, các chất bảo quản và chất cách ly…
Tiêu chuẩn Formaldehyde trong gỗ công nghiệp
Tiêu chuẩn hàm lượng phát thải gỗ công nghiệp E là tiêu chuẩn quan trọng và bắt buộc tuân thủ ở các nước Châu Âu và Nhật Bản để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Hàm lượng formaldehyde trong gỗ công nghiệp được tính bằng ppm và lượng formaldehyde trong không phí cần phải < 2 ppm (mg/lít) thì mới đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe.
Cụ thể cách tính đó là:
- Tiêu chuẩn E0 (nồng độ formaldehyde < 0.0004 mg/ lít). Đây là chỉ số cao nhất thể hiện đồ gỗ CN hầu như không có chất độc hại.
- Tiêu chuẩn E1 (nồng độ formandehit 0.4mg/ lít đến 1.5 mg/lít). Đây là chỉ số là đạt chuẩn, với nồng độ formaldehyde không gây độc hại trong quá trình sử dụng.
- Tiêu chuẩn E2 (nồng độ formaldehyde >1.5 mg/lít). Chỉ số này chỉ được tạm chấp nhận tại 1 số nước tại Châu Âu.
Tác hại của Formaldehyde đối với sức khỏe người sử dụng
Sản phẩm có nhiều formaldehyde có thể cảm nhận được bằng khứu giác. Vì formol dễ bay hơi ở điều kiện thường và có mùi hăng.
Khi ta tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại này hàng ngày vượt mức. Có thể dẫn tới kích ứng da, mắt mũi, họng và tăng nguy cơ ung thư. Lâu dần sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Nếu bị nhiễm formaldehyde nặng thông qua đường hô hấp. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như: Nôn ra máu, tiêu chảy ra máu, viêm loét và hoại tử tế bào dẫn đến tử vong.
Theo cổng thông tin về các chất độc hại của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA). Thì các nhóm dễ bị ảnh hưởng hơn bao gồm: Nhóm trẻ nhỏ, nhóm người già, và những người bị hen suyễn hoặc có vấn đề về đường hô hấp.
Formaldehyde trong gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF
Cấu tạo của gỗ công nghiệp:
- Lớp bề mặt Overlays sử dụng vật liệu nhựa, oxit nhôm kết hợp với Resin melamine. Lớp này có tác dụng chống trơn, chống nước.
- Lớp thứ 2 là lớp Decorative paper giả vân gỗ hoặc tạo màu cho tấm gỗ, đa dáng về kiểu vân, màu sắc.
- Lớp thứ 3 là cốt gỗ công nghiệp có cấu tạo gồm 80% bột gỗ, 19% bột nhựa và 1% chất phụ gia, keo nén ép… ở nhiệt độ cao.
- Lớp thứ 4 là tấm nhựa chống ẩm, tạo độ ổn định và độ bền cho ván gỗ công nghiệp.
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF là nghiền các cây gỗ rừng trồng ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su, thông… sau đó chúng được trộn với keo và ép với áp lực cao để tạo độ dày. Formaldehyde có nhiều trong keo trộn bột gỗ. Tùy vào từng loại keo mà thành phần formaldehyde nhiều hay ít. Trong quá trình sản xuất phải sử dụng các loại keo như UF, PF (có chứa formaldehyde) vì các loại keo này tan trong nước, có tác dụng kết dính với cellulose của gỗ tạo nên độ bền, giữ hình thái, khiến tấm ván rắn chắc.
Hiện nay, nhựa aminoplastic được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất ván với phát thải formaldehyde dưới 0.1 ppm, đó là giá trị giới hạn cho tiêu chuẩn gỗ E1, theo tiêu chuẩn của Đức. Mục tiêu cuối cùng được nhắm đến là sản xuất những tấm ván có độ phát thải formaldehyde bằng với gỗ tự nhiên chưa được xử lý. Trên thực tế, cây gỗ sống cũng có thể phát ra formaldehyde. Tuy nhiên, nó chỉ có một lượng rất thấp, ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Đối với các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ , họ sử dụng gỗ công nghiệp rất nhiều trong sản xuất nội thất để góp phần bảo vệ môi trường. Song lượng formaldehyde được kiểm soát rất nghiệm ngặt và chặt chẽ đối với các doanh nghiệp sản xuất gỗ công nghiệp.
Tiêu chuẩn để đánh giá hàm lượng formaldehyde trong gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF được tính bằng ppm. Tiêu chuẩn này đòi hỏi một sản phẩm ván khi xuất xưởng phải đạt được các yếu tố về nguồn nguyên liệu, môi trường sản xuất, nhưng quan trọng nhất là nồng độ Formaldehyde chứa trong keo phải nhỏ hơn 0.11ppm. Yếu tố này đảm bảo sản phẩm sản xuất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường và nồng độ hóa chất thấp không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Các phương pháp xác định nồng độ phát thải formaldehyde trong gỗ công nghiệp
Có rất nhiều phương pháp dùng để đo nồng độ phát thải formaldehyde như các phương pháp buồng thí nghiệm; phương pháp dùng bình hút ẩm; phương pháp bình thí nghiệm; phương pháp phân tích khí; phương pháp phân tích khí TNO; phương pháp FLEC; phương pháp chiết…Kết quả đo sẽ xếp loại gỗ có đạt tiêu chuẩn E0, E1, E2 đối với thị trường Châu Âu, tiêu chuẩn CARB đối với thị trường Mỹ và tiêu chuẩn JIS đối với thị trường Nhật Bản. Khi đánh giá formaldehyde trong gỗ, so sánh sản phẩm thì cần phải đối chiếu với 1 phương pháp chuẩn để có kết luận chính xác.
Ở Việt Nam, các loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan, Indonexia, Malayxia, Trung Quốc và ván sản xuất trong nước. Ván của Thái Lan, Malayxia được đánh giá có chất lượng tốt nhất so với các loại còn lại, giá thành cũng cao hơn. Đối với ván xuất xứ từ Trung Quốc và nội địa (đặc biệt sản xuất tại các làng nghề), do không có quy định ràng buộc nên nhiều nhà sản xuất vẫn khá tùy tiện, vì vậy, hàm lượng keo trong ván khá cao. Formaldehyde có trong gỗ đều vượt xa các ngưỡng đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Formaldehyde bay hơi ở nhiệt độ thường. Khi phóng thích trong không khí formaldehyde có thể gây viêm da, xâm nhập vào đường hô hấp. Khi vào cơ thể, formaldehyde phản ứng với các amin tạo ra hóa chất độc, gây viêm da, viêm niêm mạc phổi, làm tổn thương những cơ quan này. Do phân tử của formaldehyde rất nhỏ nên có thể len lỏi vào da, vào đường máu khiến máu tạo ra hợp chất độc, tích tụ lâu ngày sẽ gây nguy hại cho tế bào, gây ung thư.
Nhận biết Formaldehyde như thế nào?
Trong điều kiện bình thường và bằng mắt thường chúng ta không thể nhận biết được formaldehyde, chỉ có xét nghiệm mới có thể đánh giá được thông số này trong gỗ là bao nhiêu. Tuy nhiên, khi mua đồ gỗ hay đóng đồ gỗ khi mở tủ nếu bạn thấy mùi xốc thẳng vào mũi vị cay, nồng rất khó chịu tức là sản phẩm đó đang dư thừa formaldehyde ở mức độ rất cao.
Đối với ván để lưu kho lâu hoặc đã để qua một thời gian thì mùi nồng này sẽ giảm nên với các sản phẩm khi ngửi không thấy cay, nồng xộc vào mũi không có nghĩa là ván đó không có formaldehyde. Chúng ta chỉ không biết hàm lượng formaldehyde đang ở mức độ nào mà thôi.
Lựa chọn sản phẩm gỗ công nghiệp như thế nào để an toàn cho sức khỏe
Lựa chọn gỗ từ những nhà cung cấp uy tín
Điều đầu tiên là phải lựa chọn đơn vị sản xuất gỗ uy ín. Ở Việt Nam, có những đơn vị cung cấp gỗ công nghiệp uy tín như An Cường, Minh Long, Thanh Thùy, Ba Thanh… Sản phẩm gỗ của nhưng đơn vị này đạt tieu chuẩn E1 và E2 đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng.
Trên thị trường có nhiều loại gỗ công nghiệp không rõ xuất sứ với giá thành rẻ. Mà nhìn bằng mắt thường chúng ta khó có thể phân biệt được. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn nên sư dụng các sản phẩm đã có thương hiệu và được kiểm định trên thị trường.
Chọn đơn vị thiết kế và thi công uy tín
Do tâm lý của người tiêu dùng thích đồ giá rẻ. Nên nhiều đơn vị thi công trên thị trường cung cấp sản phẩm chất lượng thấp với giá rẻ để câu kéo khách hàng, hoặc thậm chí gian dối khách hàng, nói một đằng làm một nẻo, chào bán sản phẩm chất lượng nhưng lại thi công bằng những loại ván công nghiệp không đạt tiêu chuẩn.
Vì vậy, bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín và đáng tin tưởng để đặt niềm tin.
Không sử dụng các sản phẩm gỗ công nghiệp giá rẻ.
“Tiền nào của đó” là câu nói rất đúng trong hầu hết các trường hợp. Bạn không thể mong chờ một sản phẩm giá rẻ mà lại có chất lượng tốt được. Các loại gỗ công nghiệp giá rẻ trên thị trường đều là sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc. Chúng hợp với túi tiền người sử dụng nhưng độ bền không cao và còn chứa nhiều độc hại cho sức khỏe.
Với những nguyên liệu chất lượng thì các xưởng sản xuất phải bỏ ra chi phí cao để nhập hàng về, nên giá sản phẩm cũng sẽ tương ứng với chi phí bỏ ra vì vậy sẽ cao hơn rất nhiều các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.